THÔNG TIN LÝ TRÌNH TUYẾN ĐƯỜNG VÀTIỂU SỬ DANH NHÂN NGUYỄN THIỆN THÀNH
- TRANG CHỦ
- Giới thiệu
- Thông tin chỉ đạo điều hành
- Lịch làm việc
- Lịch tiếp dân
- Thông tin cho báo chí
- Ý kiến chỉ đạo điều hành
- Xử lý, phản hồi kiến nghị
- Thông tin khen thưởng – xử phạt
- Thông báo
- Hệ thống văn bản
- Quy hoạch & Phát triển
- TIN TỨC SỰ KIỆN
- Tin nổi bật
- Công tác xây dựng Đảng
- Hoạt động Hội đồng nhân dân
- Hoạt động Ủy ban nhân dân
- Tin kinh tế
- Tin quản lý đô thị - Tài nguyên môi trường
- Tin văn hóa-xã hội
- Tin quốc phòng - An ninh
- Tin cải cách hành chính
- Hoạt động Mặt trận tổ quốc & các đoàn thể
- CÔNG DÂN
- Thông tin quy hoạch
- Dịch vụ công trực tuyến
- Thủ tục hành chính
- Ý kiến góp ý tổ chức cá nhân
- Hỏi đáp
- Góp ý về dự thảo văn bản
- Ý kiến cử tri
- Câu hỏi thường gặp
- Phản ánh kiến nghị của các nhân tổ chức về quy định hành chính
- Thông tin tuyên truyền
- DOANH NGHIỆP
- Cổng thông tin điện tử Thành phố Thủ Đức
- TIN TỨC SỰ KIỆN
- Hoạt động Hội đồng nhân dân
- THÔNG TIN LÝ TRÌNH TUYẾN ĐƯỜNG VÀTIỂU SỬ DANH NHÂN NGUYỄN THIỆN THÀNH
Nguyễn Thiện Thành (1919 – 2013), quê quán: xã Phương Thạnh, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Cha ông là giáo viên tiểu học ở thị xã Trà Vinh, gia đình là một cơ sở cách mạng của chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở tỉnh Trà Vinh.
Ông tốt nghiệp tú tài Đông Dương hạng xuất sắc và được nhận học bổng sang Pháp học. Tuy nhiên, ông đã từ chối sang Pháp học, mà xin học ngành y tại Hà Nội để có điều kiện chữa bệnh cho người Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp bác sĩ, ông làm việc tại bệnh viện Bạch Mai, đồng thời nhiều lần gửi thuốc lên chiến khu.
Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra ngày 19 tháng 8 năm 1945, ông tích cực tham gia giành chính quyền tại Hà Nội. Sau đó, ông được bầu vào Hội đồng nhân dân Bệnh viện Bạch Mai.
Tháng 10 năm 1945, ông tình nguyện gia nhập quân đội, tham gia đội quân Nam tiến và phụ trách quân y khu V. Tại đây, ông xây dựng đội phẫu thuật phục vụ cho mặt trận Bô Keo. Sau đó là Đội trưởng Đội phẫu thuật A bảo đảm quân y phía Bắc mặt trận Thừa Thiên Huế.
Năm 1950, ông bị giặc bắt và giam tại khám Chí Hòa, Sài Gòn. Trong tù ông đã đọc và nghiên cứu tài liệu do lính gác tù người Pháp, được ông cảm hóa cung cấp về phương pháp Philatov của Liên Xô. Ra tù ông đã nghiên cứu, sáng tạo ra phương pháp cấy nhau Philatov, giúp củng cố sức khỏe cho bộ đội và đồng bào Nam Bộ.
Năm 1952, ông trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, sau đó được Đảng và Nhà nước cử đi làm nghiên cứu sinh về đề tài học thuyết Pavlov tại Viện hoạt động thần kinh cao cấp của Liên Xô. Năm 1960, ông bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ Y khoa.
Năm 1961, ông là trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu y học Quân sự (sau này là Đại học Quân y).
Năm 1964 ông từ Bắc trở về miền Nam chiến đấu bằng tàu không số, được giao trách nhiệm Phó cục trưởng Quân y miền B2 và Giám đốc Bệnh viện K71.
Sau 30.4.1975, Đại tá Phó Tiến sĩ Nguyễn Thiện Thành được Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Sức khỏe Trung ương kiêm Giám đốc bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh với trọng trách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ lãnh đạo trung cấp, cao cấp và khách quốc tế.
Năm 1980, Phó Tiến sĩ Nguyễn Thiện Thành được Nhà nước phong tặng học hàm Giáo sư, ngay trong đợt phong học hàm đầu tiên của Nhà nước.
Là đại biểu Quốc hội của tỉnh Cửu Long, ông được cử làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa xã hội của Quốc hội khóa VI (1976 – 1981) và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Kỹ thuật của Quốc hội khóa VII (1981 – 1987).
Giáo sư Nguyễn Thiện Thành là người đầu tiên ở Việt Nam đề xuất thành lập Bộ môn lão khoa ở trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh và là Chủ nhiệm Bộ môn đầu tiên của Bộ môn này (01.1986).
Năm 1985, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động. Năm 1989, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân.
Ông mất ngày 08 tháng 10 năm 2013, tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 94 tuổi.
Ngày 09/12/2020, tại Kỳ họp thứ hai mươi ba – khóa IX của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thông qua Nghị quyết số 86/NQ-HĐND về việc bổ sung Quỹ tên đường và đặt tên đường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, tuyến đường mang tên danh nhân Nguyễn Thiện Thành có lý trình từ điểm đầu: Đại lộ vòng cung (nút giao với đường Bùi Thiện Ngộ và đường Trần Bạch Đằng) và điểm cuối: đường vòng quanh khu C2 (đường Trần Bạch Đằng), với chiều dài: 2.787m, lộ giới 28,1m.
Tiểu sử do Hội đồng đặt mới, sửa đổi tên đường, công viên, quảng trường và công trình công cộng Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp.